Phân bố chính quy là một loại phân bố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể khẳng định nó là loại phân bố quan trọng nhất trong toàn bộ môn thống kê học. Sự quan trọng của phân bố có nguồn gốc từ một phát kiến vĩ đại trong môn thống kê gọi là Định lý Giới hạn Trung tâm (tiếng Anh: Central Limit Theorem). Nội dung đại khái của định lý trong quan hệ với quản trị như sau:
Gọi thuộc tính cần quan tâm của các phần tử trong một quần thể P nào đó là x. Giả sử từ quần thể đó, mỗi lần ta lấy ra một mẫu gồm n phần tử. Gọi giá trị trung bình của thuộc tính x của mẫu này là s. Nếu n là một số đủ lớn và ta lấy mẫu rất nhiều lần thì bất kể phân bố của P là gì, các giá trị của s cũng sẽ tạo thành một phân bố chính quy.
Có thể xem lại một ví dụ trước để hiểu rõ hơn về định lý này: Giả sử P là quần thể các sản phẩm lốp xe thuộc cùng một loại, và thuộc tính cần quan tâm x là tuổi thọ của sản phẩm. Định lý Giới hạn Trung tâm khẳng định rằng nếu ta chọn một số n đủ lớn (trong ứng dụng thường dùng n khoảng 30) và lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình sau:
- Lấy một mẫu gồm n chiếc lốp
- Đo tuổi thọ của từng chiếc lốp trong mẫu, giả sử là x(1), x(2), .. x(n)
- Tính tuổi thọ bình quân của mẫu s = (x(1) + x(2) + .. + x(n))/n
Hi vọng là đến đây tôi đã thuyết phục được mọi người tin vào tầm quan trọng của Định lý Giới hạn Trung tâm, vì nếu không có định lý này thì toàn bộ các quá trình thống kê hiện nay, kể cả các quá trình trong quản trị kinh doanh như kiểm tra chất lượng, điều tra ý kiến, dự báo thị trường, v.v., đều không có cơ sở để thực hiện.
Vậy phân bố chính quy là gì?
Phân bố chính quy nói đơn giản là một phân bố có dạng hình chuông như dưới đây:
![]() |
Nguồn: Wikipedia |
Các giá trị xác suất lũy tích của phân bố chính quy tiêu chuẩn thường được tính toán sẵn và lập thành bảng để tiện tra. Ngoài ra ta có thể sử dụng phần mềm thống kê hoặc bảng tính để tính toán mật độ xác suất và xác suất lũy tích một cách rất dễ dàng, nhất là khi quý vị đã hiểu tương đối rõ về phân bố chính quy.Giả sử phân bố chính quy cần xét có giá trị bình quân μ và phương sai σ², đối với mỗi giá trị x bất kỳ, thực hiện phép tínhXác suất lũy tích của phân bố đang xét tại x sẽ đúng bằng xác suất lũy tích của phân bố tiêu chuẩn tại z.
No comments:
Post a Comment